KOC là gì? Yếu tố bùng nổ trong các chiến dịch Influencer Marketing

Cập nhật ngày: 10 Tháng Bảy, 2023

Ngành truyền thông marketing ngày một phát triển với sự tham gia của các bên nhằm tạo dựng thương hiệu, thuật ngữ KOC ra đời và đang trở thành xu hướng, làn sóng mới trong chiến dịch Marketing. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng chi nhiều tiền hơn cho KOC thay vì chỉ tập trung vào KOL như trước đây.

Vậy KOC là gì? Vì sao KOC sẽ trở thành xu hướng mới trong các chiến dịch Influencer Marketing. Cùng tìm hiểu nhé!

KOC là gì?

KOC ( Key Opinion Consumer ) – là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Nhiệm vụ của họ sẽ là sử dụng thử sản phẩm, dịch vụ trên thị trường và đưa ra những nhận xét, đánh giá, review về sản phẩm/dịch vụ ấy và chia sẻ chúng tới mọi người dưới dạng video hoặc bài viết. Qua đó, người tiêu dùng dễ dàng hình dung rõ hơn và định hướng cho hành vi tiêu dùng của bản thân.

KOC là xu hướng phổ biến tại Trung Hoa vào năm 2019. Sau đó, chúng đã nhanh chóng lan rộng ra các nước châu Á và phương Tây, trở thành kênh tiếp thị phổ biến rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, TikTok, Youtube,…. Tại Việt Nam, chắc hẳn bạn sẽ không còn xa lạ với những cái tên như: Kiên Review, Bống ( Nam Phương ), Duy Luân Dễ Thương, Vân Vy…

KOC là gì?

KOC kiếm tiền thông qua các hình thức nào?

Cách kiếm tiền của KOC không có quá nhiều khác biệt. Nguồn thu nhập chính vẫn là từ việc quảng cáo qua các clip review trên các nền tảng như TikTok, Youtube, tham gia làm mẫu ảnh, tham dự các sự kiện, chiến dịch truyền thông quảng bá thương hiệu.

Affiliate Marketing

Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là một trong những hình thức dễ và rất phổ biến hiện nay mà các bạn từ micro influencer cho đến macro influencer áp dụng để tạo ra nguồn thu.

Sau khi gắn link sản phẩm từ các sàn như Shopee, Lazada hoặc TikTok Shop, nếu có người vào mua hàng thông qua đường link KOC chia sẻ thì KOC sẽ nhận được khoản tiền hoa hồng. Mức hoa hồng mà KOC kiếm được sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực cũng như mức chi tiêu của khách hàng khi click vào link.

Kiếm tiền bằng hình thức Livestream được tài trợ bởi thương hiệu

Hình thức kiếm tiền rất “hot” hiện nay đối với KOC là livestream bán hàng trên nền tảng mạng xã hội. Các KOC sẽ vừa phát sóng trực tiếp bán hàng, vừa trò chuyện vui vẻ cũng người theo dõi. Đặc biệt là nền tảng livestream bán hàng trên TikTok còn cho phép người theo dõi bấm vào link mua hàng trực tiếp trên livestream mà không cần chuyển qua trang khác, làm gián đoạn quá trình theo dõi livestream.

Sáng tạo nội dung hấp dẫn

Đây là hình thức tựa như review sản phẩm nhưng quy mô lớn và đầu tư hơn. Ví dụ như các quán ăn sẽ gửi lời mời trải nghiệm quá trình ăn uống tại quán của họ để đổi lấy những bài đánh giá dịch vụ trên kênh của KOC . Hay là những shop thời trang sẽ tài trợ quần áo, phụ kiện để KOC lên những clip phối đồ, mix & match,…

Tùy thuộc vào loại chiến dịch, sản phẩm mà các KOC sẽ trao đổi với thương hiệu về khoản tài trợ, cách thức thực hiện và quyền lợi được hưởng. Ngoài ra, đối với những KOC có mức độ nổi tiếng nhất định, họ còn có thể kiếm tiền qua những lời mời tham gia event ra mắt sản phẩm mới để PR cho các thương hiệu, nhãn hàng.

Những yếu tố, kỹ năng cần có để trở thành KOC

  • Hiểu rõ thế mạnh của bản thân: Để trở nên khác biệt và nổi bật giữa hàng trăm KOC đang hoạt động thì bạn cần phải thực sự nổi trội về một mảng nào đó. Nếu mọi thứ bạn chia sẻ đều chung chung, nhạt nhòa thì sẽ chẳng ai ấn tượng và quan tâm bạn là ai.
  • Xác định tệp khách hàng hướng đến: Bạn cần xác định được khách hàng mình hướng đến là ai như độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen sống, thu nhập,… Từ đó bạn sẽ tập trung bổ sung kỹ năng, kiến thức để thuyết phục nhóm đối tượng đó.
  • Đầu tư cho chính mình: Để cho ra được những sản phẩm chỉnh chu nhất thì bản thân bạn cũng cần phải cần được đầu tư để trở nên hoàn hảo hơn. Hãy bổ sung những kỹ năng như giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng thương lượng, đàm phán,… để trở nên chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn.
  • Mở rộng Networking: Đây chính là cơ hội lớn để bạn trở thành một KOC thực thụ. Bạn cần mở rộng mối quan hệ hợp tác với những người trong ngành, với những thương hiệu và với bộ phân booking của Agency,… từ đó bạn sẽ nhận được nhiều những lời mời hợp tác hơn.

Lý do KOC trở thành xu hướng mới trong các chiến dịch Influencer Marketing

Trong thời đại 4.0 này, khách hàng có rất nhiều chọn lựa. Khách hàng đều cẩn thận hơn khi quyết định mua một sản phẩm. Họ sẽ tìm hiểu từ những nhận xét của khách hàng trước, đấy cũng chính là bàn đạp để thế hệ KOC ra đời.

Khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng cao

Ngược lại với KOLs Marketing, KOCs sẽ đứng trên cương vị người tiêu dùng, bắt đầu quá trình sử dụng sản phẩm và xem xét các sản phẩm quan tâm. Sau đó, quá trình đánh giá sản phẩm sẽ diễn ra và họ nhận được khoản chi phí mà thương hiệu chi trả dựa trên mức hoa hồng.

KOC dễ dàng được khách hàng đón nhận vì nó thực tế mà không hề mang tính quảng cáo cho thương hiệu nào, với nhiều nhãn hàng lựa chọn KOL nhưng PR sản phẩm không khéo léo thì người mua vẫn có thể dễ dàng nhận ra.

Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp

Các thương hiệu trả tiền cho KOL để quảng bá cho sản phẩm nằm ở số lượng người theo dõi. Số lượng người theo dõi càng cao, KOL càng có quyền đàm phán chi phí.

Tuy nhiên, KOC thì không thế, họ tiếp cận các thương hiệu để sử dụng sản phẩm của họ và đưa ra đánh giá dưới góc nhìn của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp có thể thấy được doanh thu thực tế mà mỗi KOC đem lại sau mỗi chiến dịch.

Đáng tin cậy

Giữa tình hình nhiều KOLs quảng cáo sai sự thật dẫn đến việc mất lòng tin ở người dùng trong thời gian dài, các bài đánh giá của KOC trở nên đáng tin cậy hơn bởi nó không phụ thuộc vào yếu tố quảng cáo hay lợi ích thương mại. Các KOC sẽ dùng và đưa ra đánh giá khách quan chứ không phải chạy theo kịch bản có sẵn bên phía nhãn hàng đưa ra.

Lý do KOC trở thành xu hướng mới trong các chiến dịch Influencer Marketing

3 tiêu chí để đánh giá KOC phù hợp với doanh nghiệp

Dựa trên lý thuyết thì khó mà đo lường hiệu quả của các KOC mang lại. Đánh giá KOC, bạn có thể dựa trên 3 tiêu chí đánh giá bên dưới.

Relevant

Chỉ số này dùng để đo lường độ viral, thể hiện mức độ phù hợp của Influencer trong từng lĩnh vực/ dịch vụ khác nhau. Influencer có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, lĩnh vực mà Influencer có chuyên môn và thường xuyên hoạt động, chia sẻ sẽ có Relevance Score cao (trên 60%) và được xếp vào bảng xếp hạng của Influencer.

Performance

Đây là chỉ số đo lường hiệu quả dựa trên nội dung mà KOC đã chia sẻ . Một Influencer có tác động lớn đến khách hàng là những Influencer chia sẻ nội dung thu hút được nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ đến từ phía doanh nghiệp.

Growth

Không chỉ dựa vào những thông tin có sẵn của sản phẩm, các thương hiệu phải sáng tạo nội dung mới, cập nhật liên tục các xu hướng mới trên thị trường để có một kế hoạch Influencer Marketing hoàn hảo nhất. Tiếp đó, họ lựa chọn những KOL phù hợp với sản phẩm, thu hút được đối tượng khách hàng họ nhắm đến để mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch quảng cáo.

Cách phát triển một chiến lược KOC Marketing hiệu quả

Nếu bạn đang tìm cách xây dựng một kế hoạch KOC Marketing hiệu quả, bạn cần tuân theo một số bước chính sau đây.

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu

Bước đầu tiên trong việc xây dựng kế hoạch tiếp thị KOC hiệu quả là xác định đối tượng mục tiêu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn xác định KOC nào có ảnh hưởng nhất trong đối tượng đó và từ khóa và cụm từ nào sẽ nhắm mục tiêu trong nội dung của bạn.

Bước 2: Nghiên cứu KOCs

Khi bạn đã xác định được các KOC mục tiêu của mình, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về họ để xác định lĩnh vực chuyên môn và mối quan tâm của họ. Điều này sẽ giúp bạn tạo nội dung phù hợp và có giá trị với những người theo dõi họ, đồng thời tăng khả năng họ chia sẻ nội dung đó với khán giả của mình.

Để tối ưu hóa nội dung của bạn cho các công cụ tìm kiếm, hãy sử dụng các công cụ như Buzzsumo hoặc SEMrush để phân tích nội dung phổ biến nhất liên quan đến KOC mục tiêu của bạn. Tìm kiếm các chủ đề hoặc chủ đề phổ biến mà họ thường thảo luận và sử dụng thông tin này để tạo nội dung phù hợp và hấp dẫn.

Bước 3: Tiếp cận với KOC của bạn

Khi bạn đã xác định được các KOC mục tiêu của mình và nghiên cứu kỹ lưỡng về họ, bạn cần liên hệ với họ và thiết lập mối quan hệ. Điều này có thể liên quan đến việc gửi cho họ một tin nhắn hoặc email được cá nhân hóa, cung cấp cho họ mẫu sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí của bạn hoặc mời họ tham gia vào một sự kiện hoặc chiến dịch được tài trợ.

Bước 4: Tạo nội dung hấp dẫn

Để tận dụng ảnh hưởng của các KOC, bạn cần tạo nội dung hấp dẫn mà họ có thể chia sẻ với những người theo dõi họ. Điều này có thể bao gồm các bài đăng trên blog, video, cập nhật trên mạng xã hội hoặc các loại nội dung khác làm nổi bật lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Bước 5: Theo dõi và đo lường kết quả của bạn

Như với bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào, điều quan trọng là phải theo dõi và đo lường kết quả của bạn để xác định hiệu quả của kế hoạch tiếp thị KOC của bạn. Sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, SEMrush hoặc trên nền tảng TikTok thì bạn có thể sử dụng TikTok Analytics để theo dõi mức độ tương tác của KOC và những người theo dõi họ, đồng thời sử dụng dữ liệu này để tinh chỉnh chiến lược của bạn theo thời gian.

Cách phát triển một chiến lược KOC Marketing hiệu quả

KOC đang dần khẳng định vị trí quan trọng của mình không kém gì KOLs trong chiến dịch Marketing của bất kỳ nhãn hàng nào. Tìm hiểu về KOC là gì có thể sẽ trở thành lựa chọn mới của các Opinion Leaders. Trong khi KOLs đem đến những hiệu quả về tương tác, độ phủ sóng thương hiệu thì KOC sẽ mang đến những con số về doanh thu.

Đánh giá bài viết
Array

BÌNH LUẬN VỀ BÀI VIẾT

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn