Tổng hợp lỗi vi phạm chính sách quảng cáo phổ biến tại Việt Nam 2024

Tổng hợp lỗi vi phạm chính sách quảng cáo phổ biến tại Việt Nam

Cập nhật mới nhất: 12/09/2024 | Tác giả: Huỳnh Tuấn Cảnh

A. Vi phạm phổ biến ở tất cả các ngành hàng

1. Lỗi ngôn ngữ, chính tả và các lỗi liên quan đến Ad Text

  • Không được sai chính tả, không được sử dụng teencode
  • Không được dùng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt, nếu dùng ngôn ngữ khác thì cần có phụ đề tiếng Việt
  • Không được viết tắt
  • Được sử dụng những từ ngữ tiếng Anh thông dụng (sale off, big sale..) – Không quá 5 từ tiếng Anh trong caption/video/landing page
  • Video không được có QR Code/ Barcode

2. Lỗi logo/ hình ảnh/ video và sản phẩm của bên thứ 3 (3rd Party Asset)

  • Dùng logo của TikTok, CapCut, Viva, B612… logo của ứng dụng chỉnh ảnh
  • Dùng logo của các bên thứ 3 mà chưa cung cấp giấy quyền sử dụng logo (đài truyền hình, công ty, thương hiệu,…)
  • Dùng video/hình ảnh của bên thứ 3 mà chưa cung cấp giấy sử dụng hình ảnh
  • Dùng hình ảnh KOLs/Celeb mà chưa cung cấp hợp đồng hợp tác

3. Lỗi hình ảnh nhạy cảm/ hình ảnh bẩn

  • Hình ảnh khiêu dâm/gợi cảm như để lộ vòng 1/ vòng 3, tập trung quay vòng 1/ vòng 3 của người mẫu
  • Hình ảnh hoạt hình mang tính chất khiêu dâm
  • Hình ảnh sexual của trẻ em hoặc trẻ em mặc đồ quá ngắn
  • Các hình ảnh thức ăn hoặc vết dơ quá kinh dị
  • Các hình ảnh động vật chết với số lượng nhiều như muỗi, côn trùng khác
  • Các hình ảnh bạo lực, kích động bạo lực, khủng bố, máu me

4. Lỗi so sánh Trước/Sau (Before/After)

  • Cấm hình ảnh trực quan so sánh hoặc cam kết hiệu quả trước/sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ làm “thay đổi vĩnh viễn” về hình dáng bên ngoài của cơ thể con người
  • Hình ảnh trực quan so sánh trước/sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ làm “thay đổi tạm thời” về hình dáng bên ngoài của cơ thể con người/vật thể: có thể chấp nhận
  • Mỹ phẩm có thể sử dụng hình ảnh so sánh before/after nhưng phải bổ sung disclaimer “hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa mỗi người” trong nội dung quảng cáo hoặc có báo cáo chứng nhận xét nghiệm lâm sàn

5. Lỗi nói quá về công năng sản phẩm

  • Dùng các từ triệt/trị/chữa khỏi/đánh bay/thổi bay/triệt sạch… khi nói về tính năng của các sản phẩm thực phẩm chức năng/mỹ phẩm/chăm sóc da
  • Dùng 100% khi nói về sản phẩm mà không có các giấy chứng nhận đi kèm (100% tự nhiên, 100% hợp kim, 100% diệt khuẩn…)
  • Mô tả tuyệt đối “nhất Việt Nam” sẽ bị từ chối nếu không cung cấp giấy tờ chứng minh
  • Thực phẩm chức năng/Vitamin; Bộ dụng cụ tẩy trắng răng tại nhà, Thuốc không kê đơn (OTC); Thiết Bị Y Tế; Dịch vụ/Sản Phẩm Tài Chính và cơ hội việc làm mang lại thu nhập cho người dùng trong một khoảng thời gian cố định (ví dụ: “Kiếm £500 trong 7 ngày”); Sản phẩm quản lý cân nặng (bao gồm thay thế bữa ăn, thuốc giảm cân/giảm chất béo, thuốc ức chế sự thèm ăn (glucomannan), thuốc tiêm và thuốc giảm cân): nội dung video/landing page KHÔNG truyền tải việc “Cam kết kết quả – Giới hạn về thời gian cụ thể đạt được kết quả”

6. Lỗi sử dụng hình ảnh của các nhân vật không được cho phép

  • Hình ảnh trẻ em: không được phép chỉ sử dụng chỉ hiển thị hình ảnh trẻ em trong quảng cáo mà không có người lớn.
  • Mỹ Phẩm/Thực phẩm chức năng được sử dụng hình ảnh bác sĩ (liên hệ PM để biết thêm chi tiết).

7. Lỗi chỉnh sửa hình ảnh/video không đúng chuẩn

  • Dùng ảnh/pixel/ mảng màu để che một số nội dung trong video mà ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng
  • Sử dụng ảnh tĩnh trong thời gian dài
  • Video hoặc đoạn video không có nhạc/ tiếng nói. Tiếng nói trong video quá bé/không rõ lời/bị trùng âm thanh với tiếng nhạc
  • Video mờ, không rõ chữ, không rõ hình ảnh. Hình ảnh/Chữ không hiển thị đầy đủ
  • Video không được chứa dùng QR Barcode và Network QR code

8. Lỗi thông tin không đồng nhất

  • Nội dung trên video và nội dung trên Landing Page khác nhau (bao gồm Tên sản phẩm/Hình ảnh sản phẩm/Thông tin sản phẩm/Giá/Chương trình khuyến mãi giảm giá)

9. Lỗi Landing Page không đủ chuẩn

  • Landing Page không hoạt động
  • Thiếu thông tin cần thiết về sản phẩm + thông tin doanh nghiệp + thông tin liên hệ
  • Landing Page là TikTok Profile

10. Lỗi dùng # trong Spark Ads (chạy ads = video có sẵn trên TikTok Page)

  • Cho phép có #BrandName #BrandTagline, miễn nội dung video và hashtag đó không có mục đích thương mại hoặc kêu gọi cho tham gia thử thách của brand và không nằm trong bad case của unofficial Hashtag Challenge
  • Đối với Diversion Ads (upload creative trực tiếp lên Ads Manager để chạy ads): không được sử dụng bất kỳ # nào trong caption

11. Lỗi SPAM ACTOR

Lỗi spam được định nghĩa là khi một nhà quảng cáo tạo quá nhiều nhóm quảng cáo giống nhau và chia sẻ cùng một creative (creative chuẩn hay creative sai phạm/có tỷ lệ bị từ chối cao) cho các nhóm quảng cáo đó/cho các nhà quảng cáo khác. Nhà quảng cáo nếu dính lỗi spam này sẽ bị khoá tài khoản/BC.

12. Nội dung quảng cáo có liên quan đến COVID-19

  • Nội dung Video/Landingpage: Cho phép quảng cáo sản phẩm/dịch vụ có chức năng HỖ TRỢ, nâng cao bảo vệ sức khoẻ cho gia đình/cộng đồng
  • CẤM quảng cáo các sản phẩm/dịch vụ sau:

+ Cấm quảng cáo khẩu trang y tế, bộ dụng cụ xét nghiệm/test nhanh COVID-19, vaccine cho COVID-19

+ Cấm quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ đưa ra các tuyên bố bảo đảm rộng rãi về hiệu quả điều trị, bảo vệ người tiêu dùng khỏi COVID-19 và các tác động liên quan; quảng cáo theo cách không thiện cảm như thao túng sự sợ hãi, lo lắng của người tiêu dùng, truyền bá thông tin sai lệch để thúc đẩy doanh số bán hàng (Ví dụ: Mặt nạ đảm bảo “bảo vệ 100% chống lại coronavirus” -Dịch vụ, phương pháp điều trị, vật tư tiêu hao tự hào “loại bỏ hoàn toàn coronavirus khỏi cơ thể”)

+ Cấm quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ: cam kết chữa trị/điều trị COVID-19, cung cấp lời khuyên y tế, kế hoạch điều trị và thúc đẩy các hành vi khác trái với khuyến nghị của các chuyên gia y tế địa phương, chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền tại Việt nam

  • KHÔNG được sử dụng những thông tin tiêu cực để kích thích mua hàng hoảng loạn (Ví dụ: “Số ca tử vong do COVID-19 đang gia tăng. HÃY ĐẶT HÀNG NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐẢM BẢO GIA ĐÌNH BẠN ĐƯỢC BẢO VỆ!” / “thống kê tỷ lệ tử vong / tỷ lệ nhập viện của COVID-19”). KHÔNG được sử dụng COVID-19 để đẩy sản phẩm, bán chạy hơn (Ví dụ: “Giảm giá đặc biệt cho đại dịch! Sử dụng mã ‘COVID-19’!” Lưu ý: Đề cập đến COVID-19 không có nghĩa là đang tận dụng để đẩy sản phẩm). KHÔNG được đưa thông tin sai lệch, sai sự thật, tin đồn không thể kiểm chứng (Ví dụ: “Vắc xin COVID-19 có thể khiến bạn bị tàn tật, hãy đảm bảo gia đình bạn được bảo vệ với chính sách bảo hiểm nhân thọ của chúng tôi”, “thống kê tỷ lệ tử vong / nhập viện của COVID-19”).

13. Các sản phẩm bị cấm quảng cáo

  • Hàng giả của các thương hiệu lớn
  • Ma tuý/Chất cấm/Chất gây nghiện
  • Đánh bạc
  • Sản phẩm người lớn/Văn hoá phẩm đồi tru/ nở ngực/ giảm cân/nội tiết phụ nữ.
  • Sản phẩm và dịch vụ liên quan đến Chính trị/ Quân đội/ Vũ khí/ Covid-19/ Mua bán động vật hoang dã quý hiếm/ Mua bán nội tạng/ Hoá chất độc hại/ Tang lễ/ Phá thai/ Xác định giới tính trước khi sinh
  • Sản phẩm vi phạm đạo đức (camera quay lén/app theo dõi)
  • Thuốc lá/ thuốc lá điện tử
  • Dịch vụ Tang lễ
  • Giao dịch Forex/Tiền điện tử
  • Thuốc kê đơn (ETC medicines)
  • Thuốc thú y
  • Cấm các sản phẩm/thực phẩm thay thế một phần/toàn bộ cho sữa mẹ trên tất cả các ngành dọc: Tiêu dùng nhanh (FMCG), Thực Phẩm và Đồ Uống, Chăm sóc Sức Khoẻ và Dược Phẩm
  • Cấm các sản phẩm thuộc ngành FMCG và Thực Phẩm & Đồ Uống quảng cáo cho trẻ sơ sinh dưới 06 tháng tuổi

14. Các sản phẩm bị hạn chế quảng cáo

  • Bia/Rượu/Đồ uống có cồn dưới 15 độ – được quảng cáo Auction Ads cho người dùng tuổi 18+ (Lưu ý KHÔNG cho quảng cáo Rượu/Bia đối với các định dạng: TopView, Hashtag Challenge, Branded Effect). Có thể quảng cáo AUCTION ADS 18+. Yêu cầu về creative: KHÔNG được có hình ảnh uống bia/hình ảnh cụng ly/cổ vũ uống bia/ hình ảnh rót bia vào ly. Cần có ít nhất 1 trong những câu disclaimer sau trong video và landingpage: “Uống rượu, bia có thể gây tai nạn giao thông” // “Uống rượu, bia có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi” ‘// “Người dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia”
  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ/Bao cao su – được quảng cáo cho người dùng tuổi 18+; không có hình ảnh nhạy cảm về cơ thể người
  • Băng vệ sinh/ Cốc nguyệt san: được quảng cáo cho người dùng tuổi 13+ (được quay trực tiếp hình ảnh sản phẩm chưa thông qua sử dụng (sản phẩm thật/sản phẩm đồ hoạ); lưu ý không có hình ảnh nhạy cảm về máu, tình dục, cơ thể người)
  • App hẹn hò – được quảng cáo cho người dùng tuổi 18+
  • Thuốc không kê đơn (OTC medicines): cung cấp giấy phép quảng cáo + giấy công bố sản phẩm đầy đủ của Bộ/Sở Y Tế
  • Thực phẩm đã chế biến: cung cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Từ ngày 18/11/2021 Được phép quảng cáo thực phẩm tươi sống cho các công ty thương mại điện tử được cấp phép thành lập (với Bộ Công Thương) tại Việt Nam

+ Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử phải đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương.

+ Để đăng ký kinh doanh thương mại điện tử, nhà đầu tư cần có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC), sau đó là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC), sau đó là giấy phép kinh doanh (đối với các doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho khách hàng), sau đó là thông báo hoặc đăng ký website.

+ Doanh nghiệp thương mại điện tử đã đăng ký sẽ có dấu hiệu ‘đã đăng ký’ trên trang web hoặc ứng dụng thương mại điện tử.
  • Các sản phẩm thuộc ngành FMCG và Thực Phẩm & Đồ Uống được phép quảng cáo cho trẻ sơ sinh từ 06 tháng tuổi trở lên, tuy nhiên cần tuân thủ các quy định về nội dung như sau:
+ Cấm những tuyên bố làm suy yếu lợi ích hoặc tính ưu việt của việc thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, hoặc sữa mẹ. Ví dụ như: Khẳng định & gợi ý rằng sản phẩm hoặc cho con bú bình là cao cấp, tương đương hoặc thích hợp hơn sữa mẹ; Khẳng định & đề xuất rằng các sản phẩm được quảng cáo được người tiêu dùng ưa thích hơn bất kỳ chế độ ăn uống hoặc loại thực phẩm nào khác; khẳng định & gợi ý rằng sữa mẹ cho con bú kém lành mạnh, hoặc bất tiện cho trẻ sơ sinh, trẻ em hoặc cha mẹ; Khẳng định & gợi ý rằng trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ cảm thấy tốt hơn hoặc khỏe mạnh hơn khi tiêu thụ sản phẩm, rằng chế độ ăn uống thông thường và sữa mẹ không chứa đủ chất dinh dưỡng, thiếu một số lợi ích như chống lại cơ thể, thiếu vitamin
+ Cấm những mô tả tiêu cực về sức khỏe của trẻ em. Ví dụ: Hình ảnh, âm thanh, văn bản đề cập đến các tình trạng như suy dinh dưỡng, biếng ăn, thiếu cân, chán ăn, hệ miễn dịch thấp, kém hấp thu, ốm yếu…
+ Nội dung quảng cáo phải đi kèm câu: “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh trẻ nhỏ. Sản phẩm này là một thực phẩm bổ sung và được sử dụng như một chất bổ sung cho sữa mẹ dùng cho trẻ sơ sinh trên 06 tháng tuổi”
  • Các sản phẩm thuộc ngành Chăm Sóc Sức Khoẻ và Dược Phẩm có thể quảng cáo cho trẻ sơ sinh dưới 06 tháng tuổi, nhưng phải tuân thủ các chính sách về đăng ký và cấp phép từ FDA.

B. Thực Phẩm Chức Năng

1. Giấy tờ cần cung cấp

  • GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO của CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM thuộc BỘ Y TẾ
  • Hoặc Giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo

2. Nội dung vi phạm cần lưu ý

  • Nội dung video và landing page cần có câu ” Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”
    • Video trên 15 giây thì cần chèn chữ và lồng tiếng trong video
    • Dưới 15 giây chỉ cần chèn chữ trên video
  • Không sử dụng hình ảnh bác sĩ/ y sĩ/ lương y/thần y và công an/ nhà chính trị để quảng cáo trên video và landing page
  • Không được hứa, cam kết khoản thời gian điều trị cụ thể
  • Không được dùng các từ ngữ nói quá công dụng sản phẩm: trị/chữa khỏi/ chữa dứt/ vĩnh biệt/dứt điểm/thuốc/sạch tận gốc/đánh bay… khi nói về công dụng của thực phẩm chức năng. Hỗ trợ trị/chữa khỏi/ chữa dứt thì tạm chấp nhận
  • Các thực phẩm chức năng liên quan đến các bệnh dưới đây, không được quảng cáo các lợi ích như điều trị/ đánh bay/chữa lành/phòng tránh, cho dù có từ “Hỗ trợ”:
    • Ung thư
    • Huyết áp cao
    • Tiểu đường
    • Bệnh liên quan đến thận
    • Yếu Tim/Bệnh Tim
    • Bệnh lao
    • Bệnh hen suyễn
    • Bệnh Phong
    • Điếc
    • Động Kinh
    • Nghiện ma tuý
    • Bệnh về mắt
    • Rối loạn thần kinh
    • Viêm khớp hoặc liên quan đến viêm khớp
    • Bệnh Alzheimer
    • Bệnh bạch cầu
    • HIV/AIDS
    • Bệnh tâm thần phần liệt
    • Bệnh bạch cầu
    • U nang
    • Chứng mất ngủ
    • Bệnh Huntington
    • Bệnh Crohn
    • Bệnh Parkinson
    • Bệnh viêm gan

3. Các sản phẩm thực phẩm chức năng bị cấm quảng cáo/hạn chế quảng cáo:

  • Các sản phẩm thuộc ngành Chăm Sóc Sức Khoẻ và Dược Phẩm có thể quảng cáo cho trẻ sơ sinh dưới 06 tháng tuổi, nhưng phải tuân thủ các chính sách về đăng ký và cấp phép từ FDA
  • Cấm sản phẩm tăng cường sinh lý nam/nữ, sản phẩm kích dục
  • Cấm sản phẩm giảm cân/đốt mỡ. Sản phẩm Tăng Cân chạy được nhưng cần giấy phép nội dung quảng cáo FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ)
  • Cấm sản phẩm bổ sung dưỡng chất như dạng bổ sung nội tiết tố phụ nữ, hoặc tăng cường chức năng thận
  • Cấm các sản phẩm hỗ trợ/điều trị trĩ
  • Khoá học dinh dưỡng giảm cân được chấp nhận quảng cáo (không tặng kèm sản phẩm giảm cân)
=> Không được nhắc đến bệnh/vấn đề của trẻ em trên video và landing page, đặc biệt không được quảng cáo sản phẩm là phương pháp giải quyết các bệnh/vấn đề.

C. Spa/Beauty Center và Dịch vụ Thẩm Mỹ/ Nha Khoa

1. Giấy tờ cần cung cấp

  • Thẩm mỹ viện, Nha khoa (có thể chạy implant, phẫu thuật, niềng, nhổ răng): GPKD + Giấy phép thành lập phòng khám.
  • Niềng răng nha khoa cần có giấy phép MOH và phải đề cập đến chuyên gia y tế có tham gia trong quá trình thực hiện niềng răng.

2. Các dịch vụ bị cấm

  • Dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ có xấm lấn: sửa mũi, nâng mông, bơm ngực, độn cằm, cấy PRP….
  • Các dịch vụ hút mỡ và giảm béo

3. Nội dung vi phạm cần lưu ý

  • Spa chuyên trị mụn/chăm sóc da mặt thì Videp & Landing Page có thể đề cập đến chữ “điều trị”

D. Mỹ Phẩm/ Dược Mỹ Phẩm

1. Giấy tờ cần cung cấp

  • Giấy Công bố mỹ phẩm
  • Các dịch vụ bán lẻ dược phẩm: được phép quảng cáo cho các cửa hàng online & offline tại thị trường Đông Nam Á – yêu cầu: cần có giấy phép đăng ký kinh doanh. Đối với các cửa hàng bán dược phẩm/thuốc tây online cần phải có giấy phép/ logo từ Bộ Công Thương trên trang Landing Page. Nếu không thì trang đích sẽ bị từ chối quảng cáo.

2. Nội dung vi phạm cần lưu ý

  • Không cho phép hình ảnh quảng cáo loại bỏ mụn trứng cá, nếp nhăn, mụn đầu đen một cách tức thì và nhanh chóng trong cùng 1 phân cảnh video, kèm với các hiệu ứng chỉnh sửa ảnh (kể cả có câu disclaimer) vì những quảng cáo này đánh lừa người dùng.
  • Không được dùng từ trị/chữa khỏi/ chữa dứt khi nói về công dụng của mỹ phẩm. “Hỗ trợ” trị/chữa khỏi/ chữa dứt thì tạm chấp nhận
  • Mỹ phẩm, Dược mỹ phẩm, Makeup, Chăm sóc da… ĐƯỢC hứa hẹn/cam kết kết quả/giới hạn thời gian cụ thể đạt được kết quả. Đối với mỹ phẩm/dược mỹ phẩm mình nên sử dụng các cụm từ “Hỗ trợ giảm mụn thâm trong vòng X ngày/tuần” – “Hỗ trợ điều trị mụn thâm trong vòng X ngày/tuần”
  • Chỉ có các sản phẩm sau đây mới so sách hiệu quả before/after (trước/sau) khi quảng cáo sản phẩm. Nhưng cần phải chèn câu ” Kết quả sử dụng của từng người có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, loại da, độ nhạy cảm, độ tuổi, sự kết hợp của các sản phẩm chăm sóc da”
    • Trắng Da
    • Dưỡng dài mi
    • Kem chống nắng
    • Giảm nhăn
    • Chống lão hoá
    • Mụn
    • Giảm hôi nách
    • Mọc tóc

E. Ngân Hàng và Các Dịch Vụ Tài Chính/Đầu Tư/Cho vay/Công nghệ tài chính:

  • Quảng cáo chung về thương hiệu của ngân hàng & bảo hiểm, các sản phẩm & dịch vụ của ngân hàng như tài khoản ngân hàng, tài khoản tiết kiệm, thẻ debit card, dịch vụ ATM, app ngân hàng: không giới hạn độ tuổi quảng cáo. Riêng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến cho vay, dịch vụ tài chính, bảo hiểm tài chính, thẻ tín dụng: yêu cầu target đến user 18+
  • Ngân hàng: giấy phép thành lập ngân hàng do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp phép (SBV)
  • Các dịch vụ tài chính cho vay: Giấy chứng nhận thành lập từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV)
  • Các dịch vụ kinh doanh cầm đồ: Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Các app/website liên quan đến giao dịch Forex/Tiền điện tử: CẤM quảng cáo
  • Các dịch vụ đầu tư chứng khoáng/giao dịch online: Video & Landingpage cần mang nội dung giáo dục (workshop, training, tặng sách…)
  • Cho phép các stock training platform (nền tảng giao dịch chứng khoán – cổ phiếu, cổ phần, ETF, quỹ tương hỗ) quảng cáo đến user 18+ và cần có giấy cấp phép hợp lệ từ Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước. Tuy nhiên CẤM hứa hẹn lợi nhuận về một loại cổ phiếu/cổ phần cụ thể dựa trên chuyên môn đầu tư

F. Crypto Platform (Sàn giao dịch tiền ảo, tiền mã hoá)

Từ ngày 10/03 các nhà quảng cáo được phép chạy quảng cáo liên quan đến NFT, NFT Platform và NFT Game tại các thị trường Đông Nam Á với các điều kiện như sau:
  • Targeting: 18+ users
  • Thực hiện whitelist tài khoản: Liên hệ PM/Sales để biết thêm thông tin chi tiết.
  • Giấy tờ: Tuỳ thuộc vào từng quốc gia cụ thể:
Thị Trường
Giấy Tờ
Cambodia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand, Vietnam
NFTs : N/A
NFT platforms: N/A
NFT games: N/A
Indonesia
NFTs : BAPPEBTI/OJK
NFT platforms: BAPPEBTI/OJK
NFT games: BAPPEBTI/OJK and Registration from MoCIT*
  • Nội dung không được đề cập đến các thông tin sau:
    •  NFTs có thể thực hiện thanh toán mua hàng
    •  Giá trị của NFT sẽ tăng qua thời gian
    •  NFTs là hình thức đầu tư và người dùng có thể kiếm tiền từ NFT
    •  Các vật dụng trong game có thể mua bán để lấy đồng tiền điện tử ( digital currencies)
    •  Giá trị NFT tương đương với giá trị tiền thật
    •  NFT kiếm tiền, crypto coin

Vừa rồi Zafago Agency đã tổng hợp các lỗi thường gặp phải trong quá trình chạy quảng cáo TikTok. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đến bạn. Nếu gặp bất kỳ vấn đề gì, bạn hãy để lại thông tin ở phần bình luận, Zafago sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.

5/5 - (3 bình chọn)

Huỳnh Tuấn Cảnh

Senior Content Specialist @ Zafago

Tôi là Tuấn Cảnh, content writer về lĩnh vực Digital Marketing tại Zafago - Performance Agency với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Với niềm đam mê viết lách và khả năng nắm bắt...

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới Nhất

Tư vấn