Cách đo lường brand awareness cho doanh nghiệp 2024

Cách đo lường brand awareness cho doanh nghiệp

Cập nhật mới nhất: 23/10/2023 | Tác giả: Huỳnh Tuấn Cảnh

Đo lường Brand Awareness (nhận diện thương hiệu) là việc đánh giá mức độ quen thuộc của khách hàng mục tiêu (Target Audience) đối với sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hàng đang quảng bá. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, một thương hiệu sở hữu mức độ nhận diện cao sẽ thực sự khác biệt so với các doanh nghiệp còn lại. Hãy cùng Zafago tìm hiểu về cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu để doanh nghiệp bạn có thể xây dựng những chiến lược Marketing phù hợp, hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Tầm quan trọng của nhận thức về thương hiệu

Nhận thức về thương hiệu rất quan trọng vì nó giúp khách hàng hiểu, gợi nhớ và cảm thấy quen thuộc với thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu xây dựng thành công nhận thức về thương hiệu trong nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của mình, doanh nghiệp sẽ trở thành tâm điểm khi những người tiêu dùng này nảy sinh nhu cầu tìm hiểu và mua hàng.

Khi khách hàng đã nhận ra thương hiệu của doanh nghiệp khi tìm hiểu một sản phẩm thì họ sẽ có nhiều khả năng mua hàng từ doanh nghiệp của bạn hơn là doanh nghiệp của đối thủ cạnh tranh mà họ chưa biết đến.

Nhận thức về thương hiệu thường được coi là giai đoạn đầu tiên của phễu tiếp thị. Bằng cách tạo nhận thức về thương hiệu, doanh nghiệp có thể tạo ra một mạng lưới rộng khắp đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Từ đó, có thể chuyển hướng dẫn đến quá trình tìm hiểu, quyết định, và cuối cùng là quá trình mua hàng.

Tầm quan trọng của đo lường brand awareness

Đo lường brand awareness thông qua lưu lượng truy cập trực tiếp vào Website

Công cụ phân tích trang web như Google Analytics 4 sẽ cho doanh nghiệp biết được lưu lượng truy cập trực tiếp đến trang Web của họ. Việc xem xét sự tăng trưởng của lưu lượng truy cập trực tiếp trong một khoảng thời gian cụ thể cung cấp cho nhà quản lý thông tin về sự tăng trưởng nhận thức của người tiêu dùng đối với thương hiệu doanh nghiệp.

Càng nhiều người nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp, thì họ càng có nhiều khả năng “gõ” trực tiếp thương hiệu đó vào thanh tìm kiếm (Direct Traffic). Hãy so sánh lưu lượng truy cập trực tiếp giữa các khoảng thời gian khác nhau để đánh giá chính xác nhất sự tăng trưởng hay giảm sút về mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn của thị trường.

Bên cạnh lưu lượng truy cập, hãy chú ý đến tỷ lệ thoát, vì càng có nhiều người quan tâm đến thương hiệu của doanh nghiệp, họ có thể sẽ dành nhiều thời gian hơn cho cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, khi đó tỷ lệ thoát sẽ càng giảm.

Lượng truy cập website từ các nguồn khác nhau

Một số liệu khác cần nghiên cứu là số lượng và chất lượng của lưu lượng truy cập từ các kênh khác nhau. Một số nguồn mang lại traffic mà các doanh nghiệp cần chú ý có thể kể đến như: Organic (tìm kiếm tự nhiên), Paid Search (tìm kiếm qua quảng cáo),Social (tìm kiếm từ mạng xã hội)… Hãy đảm bảo lưu lượng truy cập từ các kênh này không ngừng tăng lên, nhưng lưu lượng truy cập này phải hợp lệ và có liên quan đến Website của doanh nghiệp.

Ví dụ: Lưu lượng truy cập từ các kênh bị đánh giá là xấu sẽ làm giảm điểm chất lượng Website doanh nghiệp và khi khách hàng truy cập sẽ không thể nhìn thấy trang web. Chúng làm cho khả năng hiển thị tìm kiếm của trang Web giảm đi, hay còn gọi là độ Trust Website giảm, điều này không giúp ích gì cho việc nâng cao nhận thức về thương hiệu. Vì vậy, đừng chỉ nhìn vào các chỉ số, mà thêm vào đó, hãy nghiên cứu và tập trung vào các lưu lượng truy cập chất lượng.

Lượng tìm kiếm trung bình trên Google Search

Thông qua Google Search, bạn sẽ biết được số lượng tìm kiếm thương hiệu của bạn và thương hiệu của đối thủ cạnh tranh, cũng như một số từ khóa liên quan. Đây là một cách tuyệt vời để đo lường và theo dõi mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp.

Hầu hết các công cụ phân tích chỉ cung cấp thông tin về lượng kiếm trong một khoảng thời gian giới hạn, chẳng hạn như ba đến sáu tháng, vì vậy hãy lưu trữ các chỉ số để theo dõi sự gia tăng của các tìm kiếm có thương hiệu trong một khoảng thời gian dài hơn. Hãy chú ý đến từ khóa liên quan và các từ khóa có chứa lỗi chính tả để có thông tin chi tiết hơn.

4 chỉ số cơ bản đo lường Brand Awareness trên Social Media

Có nhiều phương pháp giúp Marketer đo lường mục tiêu Nhận thức thương hiệu, và Social Listening là một trong những giải pháp toàn diện khi thương hiệu đo lường hiệu quả trên Social Media.

Đo lường Brand Awareness thông qua Buzz Volume (Tổng lượng thảo luận)

Buzz Volume là chỉ số thể hiện độ ồn ào của thương hiệu, bao gồm tổng số bài post, comment  share ở chế độ công khai.

Bên cạnh Buzz Volume (Tổng thảo luận), còn các chỉ số thể hiện tổng thảo luận khác như Displayed Buzz Volume (Tổng thảo luận hiển thị), Relevant Buzz Volume (Thảo luận liên quan) và Brand Mention (Thảo luận đề cập đến thương hiệu). Tuỳ vào từng mục tiêu đo lường hoặc đặc thù của thương hiệu hoặc ngành hàng mà thương hiệu có thể tham khảo những chỉ số (buzz) dựa trên cách phân loại thảo luận trên MXH.

Share of Voice (Thị phần thảo luận)

Share of Voice là chỉ số so sánh lượng thảo luận của một thương hiệu tạo ra so với các đối thủ cạnh tranh trong một khoảng thời gian.

Share of Voice cho biết tỷ lệ số lượng thảo luận của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Tỷ lệ này cho biết thương hiệu có đang gây được sự chú ý nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh hay không?

Share of Voice (Thị phần thảo luận)
Nguồn: YouNet Media

Ví dụ: Trong tháng 4/2022, Edupia chỉ chiếm 5,31% thị phần thảo luận khi so sánh với AloKiddy, KidsUp trong ngành Edtech và Elearning phân khúc Kid Education. Nhưng sang tháng 5/2022 Edupia “vươn mình” chiếm đến 23,13% nhờ vào các hoạt động hợp tác với các người nổi tiếng như Khánh Thi, diễn viên Vân Trang,… và các hoạt động Minigame tăng tương tác người dùng.

Share of Engagement (Thị phần tương tác)

Share of Engagement là chỉ số giúp so sánh lượng tương tác của một thương hiệu tạo ra so với các đối thủ cạnh tranh trong một khoảng thời gian.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành hàng, người dùng sẽ thảo luận hoặc tương tác nhiều hơn với các bài đăng của thương hiệu. Và tỷ lệ này phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh & số lượng đối thủ thương hiệu so sánh với. Tương tự với Share Of Voice, Share Of Engagement cũng là chỉ số tương đối.

Share of Engagement (Thị phần tương tác)
Nguồn: YouNet Media

Ví dụ: Mặc dù Edupia chiếm gần 23,13% thị phần thảo luận nhưng Edupia lại chiếm 99,33% thị phần tương tác khi so sánh cùng các thương hiệu Edtech & Elearning phân khúc Kid Education như Kidsup, AloKiddy. Điều này nhờ vào các chiến dịch của Edupia tập trung hút tương tác (likes) từ người dùng, trong khi đó AloKiddy lại tập trung triển khai Series Livestream vào thu hút thảo luận khủng (mentions) từ phụ huynh tham gia thảo luận.

Audience Scale

Audience scale là số lượng người thực sự tham gia thảo luận trên Social Media. Việc tạo ra một chiến dịch truyền thông mạng xã hội thu hút được nhiều người dùng biết đến và tham gia thảo luận. Để thu hút được nhiều người tham gia thảo luận, Marketer cần có thông điệp súc tích, hấp dẫn và chiến lược phân phối nội dung trên các kênh truyền thông.

Với cùng số lượng Buzz Volume, chiến dịch nào có số người tham gia thảo luận cao hơn thì chắc chắn sẽ có mức độ viral tốt hơn.

Audience Scale
Nguồn: YouNet Media

Ví dụ: Trong tháng 5/2022, AloKiddy dẫn đầu về thị phần thảo luận khi chiếm 70,9% thị phần. Nhưng khi xét đến lượng người thảo luận, Edupia chiếm ưu thế hơn với gần 70%. Điều này có ý nghĩa rằng trong tháng 5/2022, các hoạt động của Edupia đã tiếp cận được nhiều người dùng hơn.

Công thức đo lường khả năng nhận biết về thương hiệu

Để đo lường khả năng nhận biết về thương hiệu, doanh nghiệp có thể sử dụng công thức tính chỉ số ABS (chỉ số sức mạnh của thương hiệu):

ABS = trung bình A (chỉ số nhận biết) + T (chỉ số dùng thử) + F (chỉ số thương hiệu quen thuộc) + C (độ phủ)

Trong đó:

A: tỷ lệ nhận biết = tỷ lệ nhận biết đầu tiên + tỷ lệ nhận biết tiếp theo + tỷ lệ nhận biết tiếp theo + tỷ lệ nhận biết có gợi ý

T: Chỉ số dùng thử = tỷ lệ nhận biết có gợi ý/đã từng sử dụng)*100%

F: Chỉ số thương hiệu quen thuộc = (Tỷ lệ từng sử dụng/tỷ lệ dùng thường xuyên nhất)*100%

C: Độ phủ của kênh phân phối trên thị trường mục tiêu

Lưu ý khi đo lường brand awareness

Các yếu tố đo lường

  • Chất lượng và giá trị cảm nhận về thương hiệu
  • Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu
  • Đo lường định vị tính cách của thương hiệu
  • Đo lường hình ảnh công ty trong mắt khách hàng

Phạm vi đo lường

  • Khách hàng hiện tại, khách hàng tương lai
  • Nhân viên trong công ty (khách hàng nội bộ)
  • Các nhà đầu tư
  • Giới truyền thông
  • Giới quản lý nhà nước
  • Giới hoạt động xã hội, phi chính phủ, phi lợi nhuận

Cách giúp tăng sự nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp một cách hiệu quả

Doanh nghiệp cần có những chiến lược cụ thể và một kế hoạch rõ ràng để phát triển thương hiệu, tăng nhận diện thương hiệu đối với khách hàng. Nhà quản lý có thể tham khảo một số phương án sau đây:

Tích cực giao tiếp, tương tác cá nhân hoá

Để cải thiện khả năng ghi nhớ thương hiệu đối với khách hàng, doanh nghiệp cần tích cực giao tiếp, tương tác cá nhân hóa trên các kênh truyền thông của mình như Website, mạng xã hội…

Ngoài ra, tích hợp các công cụ phân tích vào Website giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu về khách hàng mục tiêu chính xác hơn. Các dữ liệu đó được các phần mềm tự động phân tích và lọc ra danh sách khách hàng tiềm năng dựa trên các hành vi của họ trên Website của doanh nghiệp. Các danh sách này được phân chia dựa trên sở thích, hành vi và lịch sử mua hàng của người tiêu dùng tương đối hiệu quả. Với tương tác cá nhân hóa, doanh nghiệp đang chú ý đến khách hàng của mình và tiếp cận họ bằng tư cách cá nhân.

Thu hút khách hàng bằng nghệ thuật Storytelling

Đa số chúng ta đều bị thu hút bởi những câu chuyện có cốt truyện rõ ràng, thú vị thay vì những mẩu tin đầy những lời “tự sướng” về các tính năng của thương hiệu. Storytelling là cách khiến cho quảng cáo của doanh nghiệp trở nên chân thực và bớt “nhàm chán” giữa rất nhiều tin quảng cáo đến từ thương hiệu khác. Một chiến dịch Brand Storytelling thành công sẽ giúp doanh nghiệp vừa quảng bá được sản phẩm/ dịch vụ của mình vừa không làm “phật lòng” những “vị thượng đế”. Điều này giúp thu hút sự chú ý và mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng được cải thiện rõ rệt.

Truyền tải thông điệp dễ nhận diện

Thông tin dễ hiểu, dễ tìm kiếm và dễ chia sẻ là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao nhận thức thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần xây dựng các thông tin của mình thật rõ ràng như khách hàng có thể tìm thấy thương hiệu ở đâu và bằng cách nào.

Cung cấp content có giá trị miễn phí

Trong bất kỳ hoạt động xây dựng thương hiệu nào, Content Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại lượng truy cập tự nhiên. Do đó, xây dựng nội dung là việc nên được doanh nghiệp ưu tiên, chú trọng trong gia tăng nhận diện thương hiệu.

Những nội dung cung cấp thông tin hữu ích, chuyên sâu, mang lại giá trị cho cộng đồng luôn mang về cho doanh nghiệp lượng truy cập tự nhiên chất lượng từ nhóm khách hàng mục tiêu.

Tối ưu hoạt động Marketing – gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu với dịch vụ Phòng Marketing thuê ngoài của Zafago Agency

Zafago Agency là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ phòng marketing thuê ngoài, tập trung vào việc cung cấp giải pháp và chiến lược marketing toàn diện cho các doanh nghiệp. Dịch vụ này nhằm giúp các doanh nghiệp tập trung vào lõi chức năng của mình trong khi vẫn đảm bảo có một chiến lược marketing mạnh mẽ và hiệu quả.

Dịch vụ phòng Marketing thuê ngoài

Dưới đây là một số điểm nổi bật về dịch vụ phòng marketing thuê ngoài:

  • Chiến lược Marketing toàn diện: Zafago Agency cung cấp một loạt các dịch vụ marketing như nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ, xây dựng thương hiệu, quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến, tiếp thị nội dung, và nhiều hoạt động khác. Chúng tôi thiết kế một chiến lược marketing toàn diện dựa trên mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.
  • Đội ngũ chuyên gia: Zafago Agency có đội ngũ chuyên gia và chuyên viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau của marketing như quảng cáo, truyền thông, phân tích dữ liệu, thiết kế đồ họa, và phát triển nội dung. Điều này đảm bảo rằng các chiến dịch marketing được thực hiện với chất lượng cao và chuyên nghiệp.
  • Tối ưu hóa tài nguyên: Thuê ngoài phòng marketing giúp doanh nghiệp tránh tốn thời gian và tài nguyên để tuyển dụng, đào tạo và duy trì một đội ngũ marketing nội bộ. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể tập trung vào hoạt động chính của mình trong khi Zafago Agency sẽ lo việc marketing giúp bạn.
  • Linh hoạt và hiệu quả: Dịch vụ thuê ngoài cho phép doanh nghiệp linh hoạt thay đổi chiến lược marketing theo nhu cầu và thị trường mà không cần đối mặt với các rào cản nội bộ.
  • Theo dõi và đo lường: Zafago Agency thường cung cấp các công cụ và phương pháp để theo dõi và đo lường hiệu suất các chiến dịch marketing. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu quả của các chiến lược và điều chỉnh chúng khi cần thiết.
  • Tập trung vào kết quả: Mục tiêu chính của Zafago Agency là mang lại kết quả thực sự cho khách hàng. Chúng tôi làm việc cùng doanh nghiệp để đảm bảo rằng các hoạt động marketing đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra.

Những chia sẻ của Zafago Agency về cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu nhằm mục đích giúp doanh nghiệp có thêm định hướng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng. Các nhà quản lý hãy dành thời gian phân tích, nghiên cứu để có lộ trình rõ ràng trong việc định hướng và phát triển thương hiệu để tiếp cận với khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn cũng như thu hút người dùng đến với thương hiệu, cuối cùng là tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Đánh giá bài viết

Huỳnh Tuấn Cảnh

Senior Content Specialist @ Zafago

Tôi là Tuấn Cảnh, content writer về lĩnh vực Digital Marketing tại Zafago - Performance Agency với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Với niềm đam mê viết lách và khả năng nắm bắt...

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới Nhất

Tư vấn